Bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần là vấn đề về đường huyết. Khi mức đường huyết cao hoặc biến đổi nhiều lần giữa cao và thấp có thể gây tổn thương cho dây thần kinh và mạch máu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc cung cấp máu đến các bộ phận cơ thể cách xa trái tim như đôi chân của bạn. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân cho hơn 60% số ca phẫu thuật cắt bỏ chân và bàn chân. Đây tỷ lệ cao hơn so với số ca do tai nạn gây ra.
Khi bạn có một vết cắt hoặc một vết phồng nhỏ trên chân, thường thì mọi thứ sẽ lành một cách bình thường. Nhưng với bệnh tiểu đường, tổn thương dây thần kinh và tổn thương mạch máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng và thậm chí phải cắt bỏ bộ phận bị tổn thương.
- Khi bạn bị tổn thương dây thần kinh, bạn có thể không cảm nhận được sự đau đớn và có thể không biết mình đã bị tổn thương.
- Tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch máu ở chân có thể dẫn đến việc không có đủ lưu thông máu vào chân để làm lành vết thương tự nhiên, dù vết thương có nhỏ thế nào đi chăng nữa.
Vì vậy, nếu bạn không nhận thức được rằng bạn đã làm tổn thương chân mình, bạn không biết vết thương ở đâu, và cơ thể không thể tự làm lành vết thương cho bạn, thì tổn thương đó có thể bị nhiễm trùng, hoặc thậm chí bắt đầu gây viêm loét hoặc hủy hoại chân trước khi bạn nhận ra được vấn đề.
Những cách giúp giữ cho chân bạn khoẻ mạnh và ngăn ngừa viêm loét:
Kiểm tra chân mỗi ngày
- Kiểm tra chân để phát hiện những dấu hiệu như sưng đỏ và vết thương.
- Dùng gương để kiểm tra phần đáy chân nếu bạn không thể nhìn thấy một cách rõ ràng
Chọn giày phù hợp
- Hãy chọn những đôi giày bảo vệ hoàn toàn bàn chân của bạn
- Đảm bảo giày đủ thoải mái cho các ngón chân có thể di chuyển linh hoạt
- Tránh sử dụng dép xỏ ngón hoặc dép quai hậu vì chúng tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và nguy cơ bị tổn thương.
*Rửa chân bằng nước ấm, không phải nước nóng*
- Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi rửa chân.
- Nếu chân bạn bị lạnh vào ban đêm, hãy mang tất khi đi ngủ. Đừng sử dụng túi nước nóng hoặc bình nước nóng.
Kiểm tra chân khi gặp bác sĩ
- 85% các vấn đề về chân gây ra do bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa với sự trợ giúp của bác sĩ
- Ngoài việc kiểm tra chân khi đi khám bác sĩ, Hiệp hội Tiểu Đường Hoa Kì khuyến nghị bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa chân (podiatrist) ít nhất mỗi năm một lần
Kiểm soát đường huyết
- Đừng quên rằng mức đường huyết cao hoặc không ổn định là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Kiểm soát đường huyết của bạn bằng việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ.
Bỏ thuốc lá
- Có thể bạn đã nghe điều này hàng nghìn lần rồi. Nhưng việc từ bỏ thuốc lá là rất quan trọng. Hút thuốc lá tăng cao tỉ lệ nguy cơ viêm loét chân. Hãy từ bỏ hút thuốc lá để giảm nguy cơ này.
Bài học quan trọng
Chúng ta không thể biết chính xác khi nào sẽ mất cảm giác ở chân vì thường những vết thương sẽ không xuất hiện rõ ràng nếu bạn không đi xét nghiệm. Hãy kiểm tra bàn chân của bạn thường xuyên tại nhà, giữ ẩm cho chân và cố gắng kiểm soát đường huyết của bạn. Thường xuyên đi khám bác sĩ khi bạn bị tiểu đường, and yêu cầu bác sĩ kiểm tra bàn chân của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên đặt hẹn và duy trì các cuộc kiểm tra hàng năm với bác sĩ chuyên khoa chân (podiatrist) để kiểm tra dây thần kinh và những vấn đề đáng lo ngại khác.